Tang diệp có tác dụng gì? 7 bài thuốc dân gian từ tang diệp

Tang diệp có tác dụng gì? ngoài được biết đến là thực phẩm dùng hàng ngày, cây tang diệp cũng được xem là vị thuốc xuất hiện nhiều trong các bài thuốc dân gian. Tang diệp còn được gọi là dâu tằm. Hãy cùng Globalco tìm hiểu về thông tin vị thuốc này nhé. Với Tang diệp có thể kết hợp với các vị thuốc khác và đóng ở dạng thực phẩm chức năng. Với nhu cầu này quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi để gia công thực phẩm chức năng – gia công TPCN để biết thêm các dạng bài chế và bài thuốc nhé!

  • Tên gọi khác: dâu tằm, tầm tang, dâu cang, mạy môn, nham tang.
  • Pháp danh khoa học: Morus alba L.
  • Thuộc Họ: họ Moraceae dâu tằm
Tang diệp có tác dụng gì? Hình ảnh cây tang diệp
Tang diệp có tác dụng gì? Hình ảnh cây tang diệp

Đặc điểm thực vật

Mô tả

Tang diệp hay còn gọi là lá của cây dâu tằm, thân gỗ cao khoảng 2 đến 3 m. Lá tang diệp hình bầu dục, mọc so le xen kẽ nhau, đầu lá nhọn hoặc hơi lụt. Mặt trên của lá có màu xanh vàng hoặc nâu vàng nhạt, mặt dưới của lá nhạt hơn, gân lá có lông tơ nhỏ. Cuống lá hơi tròn hoặc dẹt, mép lá có răng cưa lớn.

Hoa đực sẽ mọc ra bông với các lá đài và 3 hoặc 4 hoa con. Hoa cái cũng mọc ra bông hay khối hình cầu với 4 lá đài. Quả trên lá đài màu đỏ tới lúc chín màu sẫm dần, có thể ăn được, có thể dùng ngâm rượu hoặc dùng làm thuốc.

Phân bố

Loại cây này thường sống ở những nơi ẩm và nhiều nắng, nó được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc và xuất hiện rải rác trên thế giới. Ở Việt Nam, cây này mọc rải rác khắp nơi, dùng để nuôi tằm hoặc làm thuốc. Cây thường ra hoa vào tháng 4-5 và kết trái vào tháng 5-7.

Bộ phận dùng

Dùng lá tang diệp làm thuốc cải thiện bệnh tật hoặc cho tằm ăn.

Thu hái

Thời gian thu hái cây tang diệp phần lá tốt nhất là vào mùa thu hàng năm, ngày thu hoạch có nhiều mây và sương. Không thu hoạch những lá quá non nhỏ, chỉ có lá bánh tẻ, không bị sâu đục thân, lá úa vàng hoặc chưa dập nát để dùng làm dược liệu

Chế biến

Rửa sạch phần lá đã sơ chế với nước nhiều lần cho sạch đất cát, vớt ra phơi khô rồi phơi trong bóng râm để lá không bị giòn vỡ.

Cách bảo quản

Cho dược liệu tang diệp vào túi kín và sử dụng theo từng đợt riêng biệt, sau mỗi lần sử dụng nên đậy nắp kín. Các vị thuốc bảo quản nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt, thỉnh thoảng đem phơi nắng cho khô để không ẩm mốc

Thành Phần Hóa Học

Theo các nghiên cứu trong cây Tang diệp chứa nhiều hoạt chất quý như:

  • Tinh dầu;
  • Protein,flavonoid, carbohydrat, vitamin, coumarin …
  • Flavonoid: isoquercitrin (quercetin-3- glucosid), Rutin, moracetin (quercetin-3-triglucosid), quercetin, quercitrin (quercetin 3- rhamnosid)
  • Dẫn chất coumarin: Umbeliferon, scopolin, scopoletin. Các caroten, vitamin B, C, D. Các sterol: β-sitosterol, β-sitosterol glycosid, β- ecdyson, campesterol và inokosterol.
  • Acid hữu cơ: citric, fumaric, oxalic, malic, palmitic, tartric và ester ethyl palmitat.

Tang Diệp có tác dụng gì?

  • Bộ phận làm thuốc của Tang diệp là phần lá phơi hoặc sấy lạnh ở nhiệt độ 40 – 50 độ C. Y học cổ truyền cho rằng vị thuốc có vị đắng ngọt, tính bình

Theo Y Học Hiện Đại

Nước sắc từ tang diệp có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Thông thường là trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn mủ xanh, liên cầu tan máu A hay khuẩn cầu chùm sắc kim vàng, …
Ngoài ra, có thông tin cho rằng nước sắc tang diệp còn có tác dụng ức chế Leptospira.

Theo y học cổ truyền

Chủ trị: nhức đầu, ho lao, bốc hỏa, tiêu hoá rối loạn, cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, mồ hôi ra nửa người…

Ứng dụng lâm sàng của tang diệp

Những công dụng đa dạng của tang diệp nói riêng và dâu tằm nói chung đã được sử dụng rộng rãi trên thực tế và qua những thử nghiệm lâm sàng và mang lại những hiệu quả rõ rệt, chẳng hạn như:
  • Lá dâu tằm: chữa cảm mạo, hóa đờm, hạ sốt, cải thiện thị lực, cao huyết áp.
  • Quả dâu: Giúp tăng cường hệ tiêu hóa, sáng mắt, bổ thận, trị tóc bạc sớm, mất ngủ.
  • Vỏ dâu tằm: Lợi tiểu, trị long đờm, phù thũng.
  • Tang ký sinh: Giúp bồi bổ gan thận, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp.
  • Tổ bọ ngựa: trị liệt dương, tiểu đêm nhiều, di tinh, thận hư, tiểu nhiều.

Các lợi ích sức khỏe khác

Chưa có nhiều nghiên cứu về tang diệp, tuy nhiên các thầy thuốc đều khẳng định tang diệp cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe khác, chẳng hạn như:
  • Ngăn ngừa ung thư: Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy sự liên hệ giữa tang diệp với hoạt động chống ung thư chống lại các tế bào ung thư cổ tử cung và ung thư gan ở người, với những kết quả đáng được ghi nhận
  • Tăng cường chức năng gan: Các nghiên cứu trên động vật và phòng thí nghiệm cho thấy chiết xuất của tang diệp có thể làm giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan khỏi bị hư hại.
  • Hỗ trợ giảm cân: Trên loài gặm nhấm cho thấy qua các cuộc thí nghiệm có thể làm tăng quá trình đốt cháy chất béo và đẩy mạnh quá trình giảm cân hiệu quả.
  • Làm trắng sáng da: Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất tang diệp có thể ngăn ngừa tăng sắc tố da và làm sáng màu da ở người

Tang diệp có độc hay an toàn với con người?

  • Sử dụng tang diệp trong thời gian dài hoặc liều lượng cao có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, trong đó có tác dụng phụ là phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng và làm tổn thương gan.
  • Phụ nữ đang cho con bú nên tránh dùng tang diệp vì anthranoid dễ ngấm vào sữa và gây tiêu chảy cho trẻ khi bú mẹ.
  • Nó có thể tương tác với các loại thuốc bạn đang dùng. Trước khi sử dụng thuốc này, hãy hỏi bác sĩ của bạn:
    • Warfarin (Coumarin®);
    • Digoxin (Lanoxin®);
    • Thuốc lợi tiểu: chlorothiazide (Diuril®), furosemide (Lasix®), chlorthalidone (Thalitone®), hydrochlorothiazide (Hydrodiuril®, Microzide®) …
Nói tóm lại, tùy theo liều lượng, tác dụng dược lý của tang diệp có thể nhuận tràng (sau 5-7 giờ) hoặc bị tác dụng mạnh (đau bụng và phân lỏng). Liều mạnh quá sẽ gây đau bụng dữ dội kèm nôn mửa. Cho nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để có liều dùng hợp lý nhất với cơ địa và bệnh tình từng người.
Tang diệp có tác dụng gì? Hình ảnh cây tang diệp
Tang diệp có tác dụng gì? Hình ảnh cây tang diệp

7 Bài Thuốc Với Tang Diệp

Bài thuốc 1: Trị chứng ho sốt, viêm phế quản nhẹ, viêm đường hô hấp trên

  • 16g Liên kiều
  • 12g Tang diệp
  • 12g Cúc hoa
  • 12g Khổ hạnh nhân
  • 4g Bạc hà

Sắc thuốc, đun lửa nhỏ và bỏ thêm các vị này sau vào nồi thuốc như:

Uống thuốc khi còn ấm, mỗi ngày dùng 1 thang như trên.

Bài thuốc 2: Trị chứng phế nhiệt, ho khan có đờm

  • 8-12g Tang diệp
  • 8-12g Hạnh nhân
  • 12-16g Sa sâm
  • 8-12g Thổ bối mẫu
  • 8-12g Đạm đậu xị
  • 8-12g Sơn chi bì
  • 8-12g Vỏ lê

Sắc thuốc uống khi còn ấm sẽ giúp giảm đờm giảm ho rất hiệu quả.

Bài thuốc 3: Trị bệnh phong nhiệt tại kinh can, viêm màng tiếp hợp, mắt đỏ

  • 12g Tang diệp
  • 12g Cúc hoa
  • 12g Sài hồ
  • 12g Xích thược
  • 8g Quyết minh tử
  • 2-4g Đăng tâm

Ngày dùng từ 1-2 thang như trên, sắc thuốc uống khi còn ấm. Ngoài ra cần làm thêm với trường hợp mắt hột, mắt đỏ kèm ngứa

  • 40g Tang diệp
  • 12g Mang tiêu
  • 12g Tang diệp

Sắc thuốc bỏ bả, dùng nước trên để rửa mắt

Bài thuốc 4: Trị bệnh cao huyết áp

  • 20g Tang diệp
  • 20g Tang chi
  • 20g Sung úy tử

Sắc với 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi thuốc cô cạn còn 500-600ml sau đó ngâm chân trước khi ngủ nửa tiếng.

Bài thuốc 5: Chữa đau đầu, hoa mắt

  • 12-20gr Hắc chi ma (còn gọi là mè đen)
  • 10-12g Xích Bạch thược
  • 12g Cúc hoa
  • 12g Tang diệp
  • 12g Đơn bì
  • 12g Đơn sâm
  • 12g Sài hồ

Nghiên thành bột mịn, sau đó vo viên hoàn, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 8-12g hoặc có thể sắc thuốc uống.

Bài thuốc 6: Trị cảm mạo, miệng khát, rêu lưỡi

  • 20g lô căn
  • 12g tang diệp
  • 12g cúc hoa
  • 12g liên kiều
  • 12g hạnh nhân
  • 8g cát cánh
  • 4g bạc hà
  • 4g cam thảo

Sắc thuốc uống mỗi thang 1 ngày. Uống khi thuốc còn ấm, dùng kiên trì sẽ cải thiện tình trạng sức khoẻ tốt hơn.

Bài thuốc 7: Tăng cường chức nang gan, sáng mắt

Bài thuốc 1:

  • 12g tang diệp
  • 12g cúc hoa
  • 8g thảo quyết minh

Sắc thuốc uống. Giúp mát gan, sáng mắt, trị viêm màng tiếp hợp.

Bài thuốc 2:

  • 60g tang diệp
  • 10g mang tiêu

Sắc tang diệp với nửa lít nước, sau đó lọc lấy nước hoà tan cùng mang tiêu, dùng để rửa mắt đỏ, mắt ngứa, mắt hột.

Lưu ý

Bị hư hàn không nên dùng Tang diệp để chữa bệnh.
Đây là những thông tin tổng hợp từ kinh nghiệm đông y cổ truyền, tuy nhiên để biết chính xác bài thuốc nào phù hợp với mình. Quý độc giả nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc đông y, bác sĩ để có phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ
Liên hệ