Quế Chi có mùi thơm đặc trưng khó lẫn với bất kỳ loại dược liệu nào khác. Tuy được dùng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết đến dược liệu này. Vậy các bạn hãy cùng tìm hiểu xem Quế Chi có tác dụng gì và lưu ý khi dùng để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Quế Chi là cây gì?
Quế Chi có tên khoa học là Cinnamomum Cassia Presl, còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Quế, Nhục Quế, Quế Đơn, Mạy Quẻ… Cây thuộc họ Long não với danh pháp khoa học là Lauraceae. Tên biệt dược của cây này là Ramulus Cinnamomi.
Quế Chi là gì?
Quế Chi là những cành nhỏ của cây quế. Trong đó, Quế Chi Tiêm là phần dược liệu lấy ở trên phía ngọn đầu cùng của cành. Dược liệu có kích thước từ 30 – 75cm với hình trụ tròn, phân nhiều nhánh với đường kính khoảng dưới 1cm.
Mặt ngoài của Quế Chi có nếp nhăn nhỏ, đường sọc thẳng, màu nâu hay nâu đỏ. Phần vỏ có dáng giống như vết sẹo hình mụn cục là do lá hoặc mầm mọc ra. Bề dày của dược liệu có kích thước từ 2 – 4mm, bên trong mặt cắt có màu vàng nhạt hoặc trắng vàng. Khi bẻ, cây rất dễ gãy và có cảm giác giòn.
Những cành này được thu hái sau đó phơi khô và tiến hành một số công đoạn sơ chế dùng làm vị thuốc chữa một số bệnh. Để dùng Quế Chi đúng cách và có hiệu quả, các bạn cần phân biệt với bột quế hay Nhục Quế vì rất dễ nhầm lẫn.
Hình ảnh Quế Chi
Trước khi tìm hiểu xem Quế Chi có tác dụng gì, chúng ta cùng khám phá một chút về hình ảnh của loài cây này.
Theo đó, Quế Chi là loài cây thân gỗ, võ thân nhẵn với chiều cao từ 10 – 20m. Lá cây có cuống ngắn, mọc so le, đầu lá có thể hơi tù. Lá cứng nhưng tương đối giòn, gân lá có hình cung, mỗi lá có khoảng 3 cung. Hai mặt của lá có sự khác biệt nhất định, khi mặt dưới hơi có lông và màu xanh nhạt. Mặt trên bóng sáng nhưng có màu xanh sẫm.
Hoa Quế Chi thường mọc thành từng chùm có màu trắng. Hoa nở vào tháng 6 – 8 ở các ngọn hay nách của lá. Cây bắt đầu cho quả từ tháng 10 đến tháng 11 và quả có hình trứng. Thường thì người ta sẽ thu hái quả vào tháng 2 – 3 năm sau khi quả có màu tím hoặc nâu với phần vỏ ngoài nhẵn bóng.
Quế Chi là dược liệu phổ biến ở nước ta. Chúng xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Yên Bái, Cao Bằng, Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hóa…

Quế Chi có tác dụng gì?
Quế Chi là dược liệu phổ biến ở nước ta và cả Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại đều đã nghiên cứu về tác dụng của loài cây này.
Công dụng của Quế Chi theo Y học cổ truyền
Quế Chi có tính ấm, mùi thơm, vị ngọt đắng hơi cay nên có tác dụng vào phế, tâm và bàng quang. Ngoài ra công dụng của vị thuốc này còn được biết đến như:
- Chỉ thống thông kinh.
- Hành huyết lợi tiểu.
- Giải cảm tán hàn.
- Giải tăng tiết mồ hôi.
- Trừ hàn.
- Cải thiện đầy bụng, khó tiêu.
- Cải thiện đau đầu, mất ngủ.
- Cải thiện kinh nguyệt không đều, đau bụng.
- Sát khuẩn…
Quế Chi có tác dụng gì theo Y học hiện đại
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Quế Chi có rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như: Tannin, Flavonoid, Coumarin, Diterpenoid, Aldehyd Cinnamic… Ngoài ra, trong dược liệu này còn chứa lượng tinh dầu khá lớn gồm Anđehit Xiamic và Camphen. Vì thế, dược liệu mang đến nhiều tác dụng, đó là:
- Tác dụng giảm đau
Phần vỏ của cây Quế Chi có hiệu quả trong việc giảm đau bằng cách tác động trực tiếp vào trung khu cảm giác ở não bộ. Vì thế, các mạch máu được giãn nở sẽ giúp cải thiện tình trạng co thắt mạch và giảm đau bụng, đau đầu hiệu quả.
- Tác dụng lưu thông tuần hoàn máu
Việc làm giãn mạch của Quế Chi sẽ giúp cho tuần hoàn máu não được lưu thông. Sau khi sử dụng dược liệu đúng cách, tuyến mồ hôi được tiết ra rối đa, giúp hạ nhiệt và cải thiện tình trạng sốt cao.
- Kìm hãm sự hoạt động của nấm và virus
Dược liệu được sắc lấy nước uống có tác dụng vô cùng mạnh mẽ, làm cho các loại virus, nấm bị kìm hãm sự phát triển. Các loại vi khuẩn như thương hàn, tụ cầu vàng cũng được tiêu diệt khi dùng dược liệu này để chữa bệnh.
- Tốt cho hệ tiêu hóa
Dược liệu có tác dụng kích thích tiêu hóa và tăng tiết nước bọt. Ngoài ra, ở những người có vấn đề về dạ dày cũng được cải thiện đáng kể do thuốc làm giảm tăng tiết dịch vị.
Những người không nên sử dụng Quế Chi để chữa bệnh
Quế Chi tuy là tốt cho sức khỏe nhưng những đối tượng sau không nên sử dụng bao gồm:
- Người âm hư hỏa vượng.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
- Người có tổn thương ở yết hầu.
- Người bị xuất huyết.
- Người bị bệnh thiếu máu nặng…
Ngoài ra, trước khi sử dụng Quế Chi các bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách dùng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Kết luận
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về Quế Chi và Quế Chi có tác dụng gì. Các bạn có thể sử dụng Quế Chi để làm thuốc chữa bệnh nhưng không nên quá lạm dụng mà cần có sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Dịch vụ gia công thực phẩm chức năng
Gia công thực phẩm chức năng số lượng ít, Gia công TPCN tại Thành Phố Hồ Chí Minh
thông tin chi tiết, dễ tham khảo
cần tư vấn, tôi muốn gia công
cần tư vấn ạ
tư vấn thêm ạ
tôi muốn gia công dược liệu này