Được biết đến như là một lượng chất đào thải trong cơ thể, chúng được tích tụ chủ yếu ở mô hoặc các khớp. Đây chất dẫn đến hình thành nhiều bệnh lý nghiêm trọng đối với chúng ta. Bên cạnh đó, nồng độ axit uric trong máu tăng cao có thể là dấu hiệu của bệnh gout. Hoặc có một số thực phẩm cũng khiến cho lượng axit uric trong máu tăng cao. Để có thông tin chi tiết hơn về hợp chất này, bạn đọc cùng tìm hiểu sau đây.
Chỉ số Axit uric là gì?
Tuy là cái tên đã được nghe đến và nhắc đến nhiều, nhưng nhiều người hiện nay vẫn thắc mắc rằng axit uric là gì? Theo đó đây là một loại chất thải được hình thành khi cơ thể đã bị phá vỡ purin và chúng được tìm thấy ở trong một số loại thực phẩm. Đa số lượng acid uric này sẽ thoát ra khỏi cơ thể và được thông qua phân và nước tiểu.

Thông thường trong cơ thể chúng ta luôn có một lượng nhỏ axit uric trong máu là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng khi nồng độ này bị tăng cao hoặc là thấp hơn mức cho phép thì dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Nồng độ axit uric ở trong máu tăng cao là dấu hiệu của bệnh gout hoặc có liên quan đến một số tình trạng về y tế khác. Điển hình nhất là tiểu đường và sự hình thành nên sỏi thận amoni acid arat.
Axit uric có công dụng gì?
Do được hình thành từ quá trình chuyển hóa nhân purin trong cơ thể và acid uric có những công dụng chính đó là:
Hỗ trợ hiệu quả trong quá trình hoạt động não bộ
Chất axit uric có chức năng để tạo ra nguồn năng lượng để kích thích nên sự hoạt động của não bộ một cách tối ưu nhất. Các nghiên cứu đã cho thấy được người cung cấp axit uric đầy đủ thường có mức phát triển về tư duy tốt hơn. Hầu hết những người bị thiếu hụt nồng độ này sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao về trí não như: parkinson hay alzheimer
Axit uric chống oxy hóa
Bên cạnh công dụng là kích thích sự phát triển của não bộ thì hợp chất này còn là chống oxy hóa hiệu quả. Loại axit này tham gia tích cực vào các phản ứng chống oxy hóa là huyết tương. Trong cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng này sẽ bị giảm khả năng tổng hợp nên một số chất khác trong cơ thể.
Nguyên nhân gây tăng chỉ số axit uric
Các trường hợp có nồng độ axit uric tăng trong máu chỉ xảy ra khi không loại bỏ được acid uric một cách hiệu quả. Tuy nhiên không thể xác định được nguyên nhân chính xác và các yếu tố di truyền của môi trường chẳng hạn như là chế độ uống hay điều kiện sức khỏe cũng làm tăng nguy cơ này. Trong đó, chúng ta có thể kể đến một vài nguyên nhân chủ yếu như:
- Chế độ ăn giàu purin như cá cơm, cá mòi, nước hầm thịt hay là các loại nấm
- Khi sử dụng quá nhiều thuốc lợi tiểu và gây hiện tượng tịch nước trong cơ thể.
- Sử dụng quá nhiều rượu bia hay chất kích thích
- Thừa cân, béo phì
- Suy thận

Chỉ số Axit uric ở mức bình thường
Đối với người bình thường thì chỉ số axit uric này chỉ được dao động ở mức cho phép. Tùy từng cơ thể cũng như thể trạng từng người mà nồng độ này có thể là:
- Đối với nam là từ 2.5 – 7.0 mg/dl
- Đối với nữ là từ 1.5 – 6.0 mg / dl
Nếu như cơ thể bạn có nồng độ cao hơn hoặc thấp hơn thì hoàn toàn có thể xét nghiệm máu để kiểm tra và xác định được nồng độ axit uric. Từ đó để có phương pháp điều trị cũng như biện pháp xử lý kịp thời.
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị axit uric trong máu
Để có thể xác định được người bệnh có chỉ số axit uric có tăng cao hay không thì bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu. Bên cạnh đó người bệnh sẽ có thêm những triệu chứng của bệnh lý. Chẳng hạn như gout thì bác sĩ sẽ xem dịch nào tích tụ ở trong khớp của người bệnh.
Để có được phương án điều trị hiệu quả và phù hợp nhất thì cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh là gì. Nếu như người bệnh bị tăng acid uric trong máu mà không xuất hiện biểu hiện cụ thể thì khi nồng độ dưới 10mg/dl thì không cần phải điều trị. Nhưng cần phải có chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất để không phát sinh thêm nồng độ này.
Các phương pháp phòng bệnh
Việc tăng chỉ số axit uric cao ở trong máu đã trở thành một vấn đề phổ biến ở nước ra. Chính vì thế để phòng tránh được tình trạng này bạn cần phải cân nhắc một số điều sau:
- Giảm khẩu phần lượng đạm trong các bữa ăn hằng ngày và hạn chế thực phẩm có chứa nhiều đạm.
- Nên sử dụng nhiều các loại ra củ ngheo purin và giàu chất xơ như: dưa chuột, bắp cải, cà rốt,…vì những thực phẩm này sẽ là chậm quá trình để hình thành nên axit uric.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích
Như vậy nội dung bài viết trên đã giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về axit uric là gì và những vấn đề liên quan. Hy vọng với những tìm hiểu trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để phòng ngừa và có biện pháp xử lý hiệu quả. Đừng quên chia sẻ những điều bổ ích này đến với bạn bè và người thân cùng nắm bắt nhé!
Dịch vụ gia công thực phẩm chức năng
Gia công thực phẩm chức năng số lượng ít, Gia công TPCN tại Thành Phố Hồ Chí Minh
thông tin chi tiết rõ ràng
cần tư vấn
thông tin chi tiết