Cây hậu phác có tác dụng gì? 19 bài thuốc từ hậu phác

Cây hậu phác có tác dụng gì? cây hậu phác chữa bệnh gì? Hậu phác dược liệu là một trong những vị thuốc nam dân gian được sử dụng từ lâu được các thầy thuốc đông y chữa các bệnh về đường tiêu hóa. Bộ phận thường được dùng làm thuốc của cây là phần vỏ trên thân. Cùng Globalco tìm hiểu về hậu phác và các bài thuốc từ dược liệu này. Với các bài thuốc từ hậu phác để gia công thực phẩm chức nănggia công TPCN hãy liên hệ với chúng tôi.

Cây hậu phác là cây gì?

Cây hậu phác được dân gian đặt cho nhiều cái tên khác nhau

  • chế quyển phác
  • chế tiểu phác
  • chế xuyên phác
  • dã phác
  • hậu bì
  • liệt phác
  • thần phác
  • tiểu xuyên phác
  • trùng bì
  • tử du phác
  • xích phác
  • xuyên hậu phác
Cây hậu phác có tác dụng gì? hình ảnh cây hậu phác
Cây hậu phác có tác dụng gì? hình ảnh cây hậu phác

Đặc điểm thực vật

  • Thân cây: Thân gỗ, cao tới 15m. Vỏ thân cây màu nâu tím;
  • Cành: lớp lông ngoài khi còn non;
  • Lá: Cuống lá to, lá mọc so le, phiến lá dài 2 – 5 cm, không có lông che chở như cành. Lá hình trứng thon, dài 22-40cm, rộng 10-20cm. Đầu lá nhọn và hẹp dần về phía cuống lá;
  • Hoa: Loại cây này có hoa màu trắng, hoa nhìn chung dài hơn cành, mùi thơm rất nhẹ, đường kính hoa khi nở ra khoảng 12cm, cuống lá xù xì;
  • Quả: Cây có quả kép, thường ra quả tập trung, quả dài 9-12cm, chứa khoảng 1-2 hạt.

Phân bố

Cây thảo thường mọc ở những nơi ẩm ướt và các chất lượng đất tốt, thường là các sườn đồi. Nhiều hơn được tìm thấy ở Hồ Bắc,Vân Nam, An Huy, Chiết Giang, Tứ Xuyên và các tỉnh khác của Trung Quốc.

Đặc biệt ở nước ta có thể phát hiện dược liệu ở một số tỉnh miền Bắc giáp biên giới nước ta. Thường là Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Tuyên Quang.

Thu hái và sơ chế

Hậu phác dược liệu thường thu hái từ mùa thu đến hạ chí, chọn những cây trên 20 năm tuổi. Thu hoạch vỏ cũng tương tự như thu hoạch vỏ quế. Sau đó, nguyện liệu được sơ chế theo hai cách:

  • Cách 1: Để vỏ cây vừa thu hoạch ra phơi trong bóng râm. Có thể cuộn thành hình ống hoặc cán thành mặt phẳng.
  • Cách 2: Sau khi gọt xong để nơi thoáng mát cho khô. Sau đó, nó được nhúng vào nước sôi, lấy ra và xếp chồng lên nhau cho đến khi ráo hết nước rồi đem phơi khô tiếp. Sau đó, hấp cho đến khi vỏ mềm thì cuộn thành hình ống và để khô ráo nơi thoáng mát.

Bảo quản

Dược liệu đã qua chế biến và sấy khô cần được đậy kín khí, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Không phơi dưới ánh nắng trực tiếp để không làm phần tinh dầu bay hơi.

Thành phần hóa học

Dược liệu này được nghiên cứu có những thành phần sau

  • Bornymagnolol
  • Honokiol
  • Isomagnolola
  • Magnaldehyde
  • Magnocurarine
  • Magnolola
  • Obovatol
  • Randiol
  • Salici Foline
  • Tetrahydromagnola

Cây hậu phác có tác dụng gì? Cây hậu phác chữa bệnh gì?

Theo y học cổ truyền:

  • ăn uống khó tiêu
  • chứng đau bụng
  • đại tiện bí
  • đầy bụng
  • nôn mửa
  • táo bón

Theo y học hiện đại:

  • Cây hậu phác chữa dạ dày: Hậu phác trong thực nghiệm có khả năng ngăn ngừa viêm loét dạ dày. Cũng như ức chế histamin gây co thắt tá tràng và ức chế tiết dịch vị. Nước sắc của hậu phác còn có tác dụng kích thích ruột và cơ trơn khí quản.
  • Công dụng kháng khuẩn: Hậu phác là loại thảo dược có tính kháng khuẩn rộng trên thực nghiệm cho thấy. Nó có tác dụng ức chế Streptococcus phổi, Staphylococcus aureus, Shigella hoặc Hemolytic Streptococcus.
  • Công dụng khác: Giúp hạ huyết áp, giảm khí trong quá trình cắt tử cung …
Cây hậu phác có tác dụng gì? cây hậu phác chữa bệnh gì?
Cây hậu phác có tác dụng gì? cây hậu phác chữa bệnh gì?

19 bài thuốc từ vị thuốc hậu phác. Cây hậu phác chữa bệnh gì?

Bài thuốc 1: Cây hậu phác chữa dạ dày

  • 12g mạch nha
  • 9g cau
  • 9g nhân sâm
  • 9g thần khuê
  • 6g hậu phác
  • 3g ngô thưa dũ
  • 3g trần bì

Sắc thuốc dựa trên hàm lượng trên, ngày dùng 2 lần, uống khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc 2: Chữa đầy bụng, ợ chua

Sắc thuốc 2 lần mỗi ngày, dùng khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc 3: Trị viêm ruột

  • 18g chính hoạt thạch
  • 15g Hạnh nhân
  • 15g bán hạ
  • 12g sinh dĩ nhân
  • 6g bách thông thảo
  • 6g bạch khấu nhân
  • 6g lá tre
  • 6g hậu phác

Sắc thuốc uống làm 2 thang, mỗi ngày dùng 2 thang trên.

Bài thuốc 4: Trị tỳ vị hư hàn và đầy bụng

  • 12g bán hạ
  • 12g đảng sâm
  • 8g hậu phác
  • 8g sinh khương
  • 8g cam thảo.

Sắc thuốc uống 2 lần mỗi ngày. Đun cô cạn nước đến khi còn 1/2 bình.

Bài thuốc 5: Chữa tiêu chảy

  • 10g thương truật
  • 6g hậu phác
  • 6g trần bì
  • 3g chích thảo.

Đem hỗn hợp dược liệu trên tán thành bột mịn, vo viên hoàn hoặc uống cùng với Táo đỏ hoặc Gừng tươi mỗi ngày 2 lần.

Bài thuốc 6: Chữa đau bụng táo bón.

  • 12g đại hoàng
  • 12g hậu phác
  • 8g chỉ thực.

Đem hỗn hợp dược liệu trên sắc cùng 600ml nước cô cạn đến khi nước còn một nửa. Nước sắc chia làm 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày. Chỉ dùng 1 thang thuốc trên 1 ngày.

Bài thuốc 7: Chữa chứng đại tiện khó, và chướng bụng

  • 15g chỉ thực
  • 15g hoàng liên
  • 12g hậu phác
  • 9g bán hạ khúc
  • 9g nhân sâm.
  • 6g chích cam thảo
  • 6g mầm mạch
  • 6g phục linh
  • 6g bạch truật
  • 3g gừng khô

Dùng hỗn hợp dược liệu trên tán thành bột mịn và vo thành viên hoàn. Liều dùng từ 8-12g mỗi lần, ngày 3 lần

Bài thuốc 8: Chữa viêm phế quản mãn tính

  • 20g thạch cao sống
  • 16g tiểu mạch.
  • 12g hạnh nhân
  • 12g bán hạ
  • 8g hậu phác
  • 4g ma hoàng
  • 4g ngũ vị tử
  • 2g gừng khô
  • 2g tế tân

Đem các dược liệu trên đun nhỏ lửa với nước đến khi cô cạn còn 1 nửa. Chỉ dùng 1 thang mỗi ngày, uống đều trong ngày.

Bài thuốc 9: Chữa mồ hôi trộm, bị suyễn

Các dược liệu trên sắc lấy nước, mỗi ngày dùng chỉ 1 thang thuốc, uống thuốc khi còn ấm

Bài thuốc 10: Chữa viêm ruột, thường đau bụng

  • 6g hậu phác
  • 3g đại hoàng
  • 3g chỉ thực

Sắc hỗn hợp nguyên liệu trên với 600ml, cô cạn đến khi còn 1 nửa. Mỗi ngày dùng 3 lần, chỉ dùng 1 thang thuốc mỗi ngày.

Bài thuốc 11: Trị ăn uống không tiêu

  • 100g hậu phác
  • 100g thủy xương bồ
  • 100g cỏ gấu sao
  • 100g củ sả
  • 100g vỏ quýt
  • 50g gừng khô
  • 50g quế khâu

Đem hỗn hợp dược liệu trên tán thành bột. Uống cùng gừng tươi hoặc đại táo 1 thừa bột sau mỗi bữa ăn. Liều dùng từ 2-3 lần trong ngày.

Bài thuốc 12: Chữa triệu chứng nôn khan, tức ngực

  • 40g hậu phác
  • 40g sinh khương.

Hỗn hợp dược liệu trên tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng từ 8-10g uống cùng với nước cơm

Bài thuốc 13: Trị bệnh kiết lỵ

  • 120g hậu phác
  • 120g hoàng liên.

Sắc các vị thuốc trên với 300ml nước, đun cô cạn đến khi còn 1/3. Cách dùng: uống trong khi đói, và nước sắc còn ấm. Uống hết thang thuốc trong ngày.

Bài thuốc 14: Thải độc cơ thể, chữa triệu chứng nước tiểu đục.

  • 40g hậu phác
  • 4g bạch phục linh.

Cho hỗn hợp dược liệu trên sắc cùng với 600ml nước, cô cạn đến khi còn 1/3. Dùng nước sắc khi còn ấm, và chỉ dùng mỗi thang 1 ngày.

Bài thuốc 15: Chữa các bệnh về đại tràng

  • Hậu phác với hàm lượng phù hợp

Trộn hậu phác với ruột heo. Sau đó nấu nhừ và vo hỗn hợp này thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 30 viên uống kèm nước gừng ấm.

Bài thuốc 16: Giúp điều hòa kinh nguyệt ở nữ

  • 120g hậu phác.

Sao vàng dược liệu trên rồi cắt ra thành từng lát với sắc cùng 300ml nước. Đun cô cạn chỉ còn 1/3 lượng nước, chia 2 phần uống khi bụng còn đói. Chỉ dùng 1 thang thuốc mỗi ngày và không để qua đêm.

Bài thuốc 17: Hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng

  • 20g rau sam
  • 20g bại tương thảo
  • 20g khổ sâm
  • 20g thổ phục linh
  • 20g bạch thược
  • 20g kê nội kim
  • 12g hồng đằng
  • 10g hậu phác
  • 10g tam lăng
  • 10g huyền hồ
  • 8g hoàng liên
  • 4g xạ hương
  • 6g cam thảo.

Dùng hỗn hợp dược liệu trên sắc với nước thuốc khoảng 20 phút. Chỉ uống 1 thang 1 ngày, và uống nước sắc khi còn ấm.

Bài thuốc 18: Trị bệnh trường vị thực nhiệt

Cho hỗn hợp dược liệu vào sắc thuốc đến khi nước cô cạn chỉ còn 1/2. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc trên, uống khi nước sắc còn ấm.

Bài thuốc 19: Trị triệu chứng rối loạn tiêu hóa

  • 10g hậu phác
  • 10g xích phục linh
  • 10g sinh khương
  • 10g đại táo.
  • 6g trần bì
  • 5g thảo khấu
  • 3g cam thảo
  • 3g mộc hương
  • 3g can khương

Cho hỗn hợp dược liệu trên sắc nước với khoảng 1 lít nước và đun cô cạn đến khi thuốc còn một nửa. Chia nước sắc thành nhiều phần uống trong ngày và không để qua đêm.

Lưu ý khi dùng dược liệu hậu phác

Thuốc này không được khuyến khích sử dụng trong các trường hợp sau:
  • Phụ nữ có thai
  • Hàn thùy thạch, tiêu thạch, trạch tả
  • Tỳ vị hư nhược
  • Tránh dùng các thức ăn có đậu trong khi dùng dược liệu này
Hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp điều trị này còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và mức độ bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên như:
  • Lá Khôi: ức chế vi khuẩn hpv, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư dạ dày
  • Nhân sâm: Điều trị loét, viêm dạ dày
  • Cam thảo: Giảm đau, chống viêm, trung hòa dịch vị axit trong dạ dày
  • Curcumin: Ngăn chứa oxy hóa, hỗ trợ chữa lành vết loét, giảm các biến chứng liên quan
Lưu ý mỗi loại dược liệu đều có thành phần hóa học khác nhau và dược tính các đặc điểm riêng, chúng ta không nên tự ý bốc thuốc tại nhà tránh tác dụng ngược. Tốt nhất người bệnh nên sử dụng các viên uống đã được bào chế sẵn để bảo vệ sức khỏe của mình.
Quý vị và anh chị có thể liên hệ qua công ty Globalco để tìm hiểu những bài thuốc hay và gia công thành thành phẩm dạng viên để phục vụ cho người dân Việt Nam. Chúng tôi có sẵn rất nhiều công thức mang về hiệu quả cho người bệnh, thông qua kinh nghiệm của các thầy thuốc Globalco, sẽ mang lại hiệu quả tối đa từ các bài thuốc đông y gia truyền.
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ
Liên hệ